Cách đây 2 tuần, Huy Nguyen đã đóng cửa tiệm làm đẹp Top Nails 2 ở thành phố Mobile, bang Alabama để chống dịch Covid-19. Sau đó, anh còn dành tặng toàn bộ thiết bị bảo hộ chưa dùng tới cho các bệnh viện địa phương, bao gồm hàng trăm chiếc khẩu trang và 8 hộp găng tay.
Ông chủ của Top Nails không phải là trường hợp duy nhất. Khi một tiệm thuốc Việt Nam kêu gọi quyên góp trên Facebook, hàng chục salon làm đẹp của cộng đồng người Việt ở thành phố Alabama đã nhanh chóng hưởng ứng, dành ra hơn 134.000 găng tay và 23.000 khẩu trang cho các bệnh viện trong khu vực. Ngoài ra, anh Huy đang tiếp tục kêu gọi bạn bè trên khắp nước Mỹ giúp sức cho việc làm ý nghĩa này.
"Chiến đấu với virus là trách nhiệm của mỗi người chúng ta" - anh Huy nói với đài NBC. "Chúng tôi không làm trong ngành y, không thể trực tiếp đương đầu với virus nhưng vẫn muốn chia sẻ trách nhiệm và chia sẻ những gì chúng tôi đang có với cộng đồng".
Là những người ở tuyến đầu chống dịch, y bác sĩ Mỹ có nguy cơ nhiễm virus corona rất cao nhưng lại thường xuyên thiếu đồ bảo hộ (Ảnh minh họa: Reuters)
Cũng giống như tất cả bệnh viện bị dịch Covid-19 tàn phá trên toàn thế giới, y bác sĩ Mỹ đang thiếu hụt nghiêm trọng dụng cụ bảo hộ. Giữa lúc đó, hàng loạt tiệm nail của người Việt - vốn chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp nhiều tỷ đô Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog này - đã sẵn lòng quyên góp khẩu trang, găng tay và nhiều loại dụng cụ vệ sinh sát khuẩn.
Gia đình Lisa Nguyen - sở hữu tiệm Cowboys Nail Bar ở thành phố Plano, bang Texas - đã quyết định dành tặng hết tất cả thiết bị y tế, bao gồm 14 hộp khẩu trang N95, cho gia đình các y bác sĩ làm việc tại Trung tâm Y tế Tây Nam thuộc Đại học Texas.
"Với tất cả những gì chúng tôi đóng góp, hi vọng không chỉ giúp ích được cho bản thân gia đình mình và còn tiếp sức cho y bác sĩ" - Lisa Nguyen chia sẻ, sau khi đọc tin tức về tình trạng thiếu hụt dụng cụ bảo hộ ở bệnh viện.
Trong khi đó, tại thành phố Brentwood, bang Tennessee, các nhà đồng sáng lập của Zen Nails còn nỗ lực trở thành một hậu phương vững chắc cho các y bác sĩ ngoài tiền tuyến. Họ không chỉ đóng góp vật dụng y tế có sẵn mà còn biến tiệm nail của mình thành một nhà máy sản xuất nhỏ, tự làm ra khẩu trang và quần áo bảo hộ. Các máy móc chuyên dụng để làm nail đã được thay bằng máy may, nơi các tình nguyện viên miệt mài làm việc suốt 9 giờ mỗi ngày để kịp thời cung cấp đồ bảo hộ cho bệnh viện.
Cửa tiệm Zen Nails đã cải tổ thành nhà máy khẩu trang "dã chiến" trong mùa dịch Covid-19 (Ảnh: Trang Nguyen/NBC)
Trang Nguyen - đồng sáng lập Zen Nails - cho biết cô từng làm điều dưỡng suốt nhiều năm và vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với các đồng nghiệp. "Khi tôi thấy nhiều người trong số họ lo lắng vì thiếu đồ bảo hộ, tôi rất muốn giúp đỡ. Y bác sĩ cần phải được bảo vệ trước tiên để có thể chăm sóc cho các bệnh nhân của mình. Sau đó, tôi nghĩ ra mình có thể may khẩu trang và quần áo bảo hộ, vì gia đình tôi vốn giỏi khoản này mà".
Nữ doanh nhân đã đóng cửa Zen Nails ngay sau khi thống đốc bang yêu cầu ngừng các dịch vụ không thiết yếu từ ngày 2/4. Kế đó, cửa tiệm nhanh chóng dọn dẹp kĩ càng, rồi nhân viên đã quay trở lại để sản xuất đồ bảo hộ. Máy móc và nguyên liệu được các nhà hảo tâm đóng góp.
Tuần đầu tiên, họ làm được hơn 3.000 khẩu trang và quần áo bảo hộ các loại, chuyển đến 3 bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, nhóm Zen Nails đang gặp khó khăn khi một số nguyên liệu như polypropylen và dây thun nhựa đã trở nên khan hiếm hơn. Dù vậy, Trang và các cộng sự vẫn luôn cố gắng trong khả năng của mình.
Những thùng khẩu trang chờ giao đến bệnh viện (Ảnh: Trang Nguyen/NBC)
Nhìn nhận về hành động ý nghĩa của loạt tiệm nail Việt Nam, phó giáo sư Rosalind Chow từ ĐH Carnegie Mellon cho biết sự kết nối trong cộng đồng kinh doanh có thể giúp tăng cường hoạt động thiện nguyện.
"Con người luôn có sự gắn kết với những ai tương đồng với mình. Đó là lí do vì sao khi một tiệm nail chuẩn bị tổ chức hoạt động nào đó, các cửa tiệm khác sẽ nhanh chóng muốn được hỗ trợ. Các chủ doanh nghiệp và nhân viên đã thể hiện rõ niềm khao khát muốn được san sẻ với cộng đồng, bằng cách tình nguyện giúp đỡ, cho đi những nguồn lực của mình mà không cần báo đáp" - phó giáo sư Chow khẳng định.
(Theo NBC News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét