Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Bị buộc tội bán phá giá dich vụ vận chuyển vũ trụ, Elon Musk đáp lại Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga: Tên lửa các ông chỉ sử dụng được 1 lần!

Người sáng lập SpaceX, Elon Musk và Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Dmitry Rogozin gần đây đã có một màn tranh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cãi, đối đáp nảy lửa trên mạng xã hội Twitter.

Về phía Rogozin, ông cáo buộc Elon Musk đã chơi trò bán phá giá. Cụ thể, mức giá rẻ của gói dịch vụ phóng tên lửa do SpaceX đưa ra, đã buộc Nga phải hạ giá ra mắt dịch vụ tương tự lên tới hơn 30%. Trong một báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Rogozin tuyên bố rằng để tăng thị phần trên thị trường quốc tế, phía Nga dự định sẽ hạ giá dịch vụ ra mắt, giảm chi phí phi sản xuất và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

"Thay vì cạnh tranh trung thực trên thị trường cho các vụ phóng tên lửa, họ đang vận động hành lang để trừng phạt chúng tôi và thực hiện việc bán phá giá mà không bị trừng phạt.", người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga viết trên Twitter.

Theo Rogozin, giá khởi điểm trên thị trường của SpaceX là khoảng 60 triệu USD. Nhưng trên thực tế NASA khi sử dụng phải trả cao gấp 4 lần con số đó. Ông cho rằng mức giá thấp của SpaceX chỉ có thể có được do sự tài trợ từ phía Lầu năm góc.



Bị buộc tội bán phá giá dich vụ vận chuyển vũ trụ, Elon Musk đáp lại Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga: Tên lửa các ông chỉ sử dụng được 1 lần! - Ảnh 1.

Gần như ngay sau đó, Elon Musk đã đáp trả lại cáo buộc này trên Twitter.

"80% tên lửa SpaceX có thể được tái sử dụng, trong khi Nga là 0%. Đây mới là vấn đề thực sự.", Musk viết.

Câu trả lời gần như khiến Rogozin phải nghẹn ngào, bởi không thể phản bác.

"Tên lửa SpaceX có thể hạ cánh thường xuyên. Nga có các kỹ sư tài năng, nhưng họ phải nhắm mục tiêu tái sử dụng, nếu không thì thành công là điều bất khả thi" , Musk viết. "Trong tương lai, tên lửa cũng có thể được tái sử dụng như những chiếc máy bay ngày nay."

Theo truyền thông Nga, Tập đoàn hàng không vũ trụ nước này đang có kế hoạch đầu tư 6 tỷ Rúp (khoảng 13,6 triệu USD) từ nay cho tới năm 2025 để phát triển động cơ metan cho các phương tiện phóng tên lửa vào không gian có thể tái sử dụng.

Trong khi đó, vào tháng tới, nếu không có gì bất ngờ xảy ra thì tên lửa có thể tái sử dụng Falcon 9 sẽ đưa các phi hành gia của NASA đến Trạm vũ trụ quốc tế để hoàn thành chuyến bay thử nghiệm thương mại đầu tiên.

Tên lửa Falcon 9 tháng trước sau khi được phóng lên không gian và đưa vệ tinh bay vào vũ trụ, đã tự mình quay trở lại Trái Đất và hạ cánh thẳng đứng một cách ngoạn mục xuống mặt đất mà không gây ra tổn thất nào. SpaceX sau đó chỉ cần kiểm tra và tiếp nhiên liệu là có thể cho nó bay tiếp chuyến thứ hai, giúp tiết kiệm hàng chục triệu USD cho mỗi lần phóng.

Bị buộc tội bán phá giá dich vụ vận chuyển vũ trụ, Elon Musk đáp lại Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga: Tên lửa các ông chỉ sử dụng được 1 lần! - Ảnh 2.

Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Dmitry Rogozin.

Trên thực tế, tâm lý khó chịu của Rogozin là điều... hoàn toàn bình thường. Sau khi NASA cho các tàu con thoi vũ trụ của mình "nghỉ hưu" vào năm 2011, Nga đã trở thành quốc gia duy nhất có khả năng vận chuyển con người lên vũ trụ. Và nước này nâng giá đưa các phi hành gia Mỹ của NASA đến trạm quốc tế ISS với mức chi phí 70 triệu USD mỗi người.

Vào năm 2014, sau khi chính quyền Washington tuyên bố các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm một số ngành công nghiệp vũ trụ, thì Rogozin cũng lên tiếng chế giễu việc thiếu chương trình bay có người lái của Mỹ. Ông nói rằng NASA có thể "đưa các phi hành gia của mình lên ISS bằng cách sử dụng một... tấm bạt lò xo".

Giờ đây, có lẽ Elon Musk đã biến câu nói trên thành sự thật, khi trở thành một tấm "bạt lò xo" cực kỳ rẻ tiền và hiệu quả, tới mức khiến Rogozin giờ lại phải đau đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét