"Dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng không muốn mang bệnh này trở về châu Phi", Kem Senou Pavel Daryl nói tại ký túc xá đại học ở Kinh Châu, nơi Senou đang bị cách ly 14 ngày sau khi được điều trị khỏi virus corona.
Lúc bắt đầu có các triệu chứng sốt, ho khan và biểu hiện giống cúm, Senou nghĩ tới lúc nhỏ từng bị sốt rét ở Cameroon. Cậu sợ điều tồi tệ hơn xảy đến. "Khi tới bệnh viện lần đầu tiên, tôi đã nghĩ tới cái chết và cách nó xảy đến", Senou kể.
Cậu sau đó trải qua 13 ngày điều trị cách ly tại một bệnh viện ở Kinh Châu bằng thuốc kháng sinh và thuốc chuyên dùng cho bệnh nhân HIV. Sau hai tuần chăm sóc, cậu đã có dấu hiệu phục hồi. Ảnh chụp CT lồng ngực cho thấy không còn dấu hiệu của virus.
Cậu trở thành người châu Phi đầu tiên nhiễm nCoV và cũng là người đầu tiên khỏi bệnh. Toàn bộ chi phí điều trị của Senou do chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Kem Senou Pavel Daryl (trái) chụp ảnh cùng bác sĩ tại bệnh viện ở thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: BBC. |
Ai Cập là quốc gia đầu tiên ở châu Phi ghi nhận ca nhiễm virus corona. Chuyên gia sức khỏe cảnh báo các quốc gia ở châu lục này với hệ thống y tế yếu kém có thể khó đối phó được với nguy cơ bùng phát dịch. Dịch Covid-19 đã khiến hơn 1.600 người chết và gần 70.000 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc.
"Tôi không muốn về nhà trước khi hoàn thành chương trình học. Tôi nghĩ không cần phải trở về quê bởi tất cả viện phí đều được chính phủ Trung Quốc chi trả", Senou cho hay.
Từ cuối tháng 1, nhiều chính phủ trên thế giới, dẫn đầu là Mỹ, đã đón công dân từ Vũ Hán và thành phố lân cận về nước. Nhưng hàng nghìn sinh viên, công nhân và gia đình châu Phi vẫn bị mắc kẹt ở tỉnh tâm dịch Hồ Bắc và nhiều người nghĩ chính phủ của họ nên làm nhiều hơn để giúp công dân.
"Chúng tôi là người châu Phi nhưng chính phủ ở đó lại không sẵn sàng tới cứu giúp khi chúng tôi cần họ nhất", Tisiliyani Salima, sinh viên Đại học Y Tongji và là chủ tịch hội sinh viên Zambia ở Vũ Hán, cho biết.
Samila đã phải tự cách ly gần một tháng. Cô sinh viên 24 tuổi dần mất ý niệm thời gian khi chỉ biết ngủ và lướt mạng xã hội cả ngày. Cô đóng vai trò là cầu nối giữa đại sứ quán và 186 sinh viên Zambia bị cách ly ở Vũ Hán. Nhiều người lo sợ thiếu thực phẩm, đồ tiếp tế hoặc thiếu thông tin trong thành phố Vũ Hán, nơi ghi nhận trung bình 100 người chết mỗi ngày.
Cô đã thấy nhiều sinh viên quốc tế cùng lớp được đưa ra khỏi thành phố, trong khi đồng hương của cô vẫn ở lại. "Hầu hết quốc gia châu Phi ở phía nam Sahara đều phản ứng tương tự. Họ đều công khai hoặc ngầm thừa nhận rằng Trung Quốc có thể xử lý được tình hưống hiện tại, nhưng nó đã ngoài tầm kiểm soát. Phản ứng chính thức từ các quốc gia châu Phi là họ không muốn xúc phạm Trung Quốc. Chúng tôi không có khả năng thương lượng", sinh viên này chia sẻ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và mối quan hệ này phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Theo đó, khoảng 80.000 sinh viên châu Phi đã tới Trung Quốc du học, nhiều người trong số đó được hưởng học bổng do Bắc Kinh tài trợ. Nhưng nhiều lãnh đạo cộng đồng cho biết những người châu Phi mắc kẹt ở tỉnh Hồ Bắc nhận được rất ít sự hỗ trợ từ chính phủ của họ.
"Nhiều người nói rằng 'Đừng mang chúng tôi về bởi Nigeria không thể xử lý được chuyện này'. Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn vì suy cho cùng chúng tôi cũng là con người. Tôi đánh giá cao nếu họ nhận ra rằng có người Nigeria mắc kẹt ở đây nhưng dường như chúng tôi không phải là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ chính phủ", Angela, sinh viên Nigeria vừa tốt nghiệp, cho biết.
Tuần trước, lần đầu tiên sau 22 ngày tự cách ly, Angela phải mạo hiểm đi ra khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm khi nguồn cung cạn kiệt. "Nơi này giờ như thành phố ma. Lúc rời khu chung cư, tôi thậm chí không biết liệu có thể quay lại. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Mọi người phải đo thân nhiệt bên ngoài cổng", Angela nói qua điện thoại.
Ngày 30/1, cộng đồng du học sinh Cameroon ở Trung Quốc đã viết thư ngỏ gửi tổng thống để kêu gọi chính phủ đưa công dân rời tâm dịch. Tiến sĩ Pisso Scott Nseke, lãnh đạo cộng đồng du học sinh Cameroon ở Vũ Hán, cho biết nhiều tuần trôi qua, họ vẫn đợi câu trả lời. Ông thừa nhận rằng trong cộng đồng có một số ý kiến trái ngược về chuyện đưa công dân về nước, nhưng cho hay họ thấy thất vọng khi thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ.
Kamohelo Taole, sinh viên Nam Phi, tại Đại học Hồ Bắc ở thành phố Vũ Hán. Ảnh: Facebook@Kamohelo Taole. |
Tới giữa tháng 2, Ai Cập, Algeria, Mauritius, Morocco và Seychelles đã đón công dân rời tỉnh Hồ Bắc. Quốc gia khác như Ghana và Kenya đang cân nhắc kế hoạch này.
Một số quốc gia đã gửi hỗ trợ tài chính cho công dân. Theo người đứng đầu hội sinh viên Bờ Biển Ngà ở Vũ Hán, 77 công nước này ở đây đã nhận được 380 USD tiền hỗ trợ sau nhiều tuần đàm phán với chính phủ. Nhưng nhiều người ngày càng tỏ ra thất vọng với quan điểm của chính phủ.
Ghana cũng đã gửi hỗ trợ tài chính cho người dân mắc kẹt ở Vũ Hán. "Ở đây không đảm bảo an toàn. Chúng tôi chỉ ở lại vì thành phố này có cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn. Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Người Trung Quốc rõ ràng đã tức giận khi Mỹ sơ tán công dân, vì họ cho rằng nó gây ra hoảng loạn", một sinh viên giấu tên chia sẻ.
Một số người kêu gọi các nước châu Phi xây dựng chiến lược tầm châu lục để giúp đỡ công dân ở Trung Quốc. "Quyết định đưa người dân rời khỏi đây không phải là vấn đề thể hiện sự đoàn kết với Trung Quốc hay không. Trách nhiệm của mỗi quốc gia cuối cùng cũng là chăm sóc sức khỏe cho công dân dù họ ở bất kỳ đâu, trong đó có Trung Quốc", Hannah Ryder thuộc Development Reimagined, công ty tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở ở Bắc Kinh, nói.
Riêng với Senoua, anh không có kế hoạch trở về Cameroon. "Nó là ý tưởng nguy hiểm và không tốt. Nỗi sợ về tâm lý và cảm xúc là điều tôi thấy đáng lo nhất do virus này gây ra. Về nhà không phải là lựa chọn vào lúc này", Senoua chia sẻ.
Thanh Tâm (Theo BBC )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét